Cha Solanus Casey (1870-1957)
Barney Casey là một
linh mục nổi tiếng ở Detroit, Hoa Kỳ, dù rằng ngài không được phép giảng và
giải tội!
Barney xuất thân từ
một gia đình ở Oak Grove, tiểu bang Wisconsin. Khi 21 tuổi, và sau khi đã trải
qua các công việc sinh nhai như đốn củi, giúp việc ở bệnh viện, tài xế xe công
cộng và cai tù, ngài gia nhập Chủng Viện Phanxicô ở Milwaukee – nhưng không
theo đuổi nổi, vì việc học quá khó khăn đối với ngài. Ðến năm 1896, ngài gia
nhập dòng Capuchin ở Detroit, lấy tên là Solanus. Một lần nữa, ngài phải vất vả
với việc học.
Ngày 24.7.1904,
ngài được thụ phong linh mục, nhưng vì kiến thức thần học được coi là quá yếu
nên Cha Solanus không được phép giảng và nghe xưng tội. Một tu sĩ Capuchin biết
rõ về ngài cho biết sự ngăn cấm khó chịu đó “đã khiến ngài trở nên cao cả và
thánh thiện”. Trong 14 năm làm người gác cổng và dọn lễ ở Yonkers, Nữu Ước, dân
chúng nhận ra tài ăn nói của ngài.
James Derum, người
viết tiểu sử của ngài cho biết, “Dù ngài bị cấm không được giảng dạy về tín lý,
nhưng ngài có thể xuất khẩu những tư tưởng mà các cha Capuchin gọi là
feverino”. Nhiệt huyết tinh thần của ngài đã khiến người nghe phải kinh ngạc.
Cha Solanus phục vụ
tại các giáo xứ ở Manhattan và Harlem, trước khi trở về Detroit, là nơi ngài
giữ việc gác cổng và dọn lễ trong vòng 20 năm ở Tu Viện Thánh Bonaventura. Mỗi
chiều thứ Tư hàng tuần, ngài thi hành công việc mục vụ cho các người bệnh. Một
cộng tác viên cho biết, trung bình từ 150 đến 200 người chờ đợi Cha Solanus ở
văn phòng. Hầu hết người ta đến để xin cha ban phép lành, và khoảng 40 đến 50 người
xin lời khuyên bảo của cha. Nhiều người coi ngài là một khí cụ của Thiên Chúa,
trong việc chữa lành và nhiều ơn khác. Họ nhận thấy sức mạnh của sự cầu nguyện
của ngài, một người có đức tin mạnh mẽ.
Những lời Cha
Solanus chia sẻ về Thiên Chúa đã khích động các người nghe. Câu nói phổ thông
của ngài là “Hãy chúc tụng Thiên Chúa vì tất cả những công trình của Người”.
Nhiều bạn hữu của
Cha Solanus đã giúp dòng Capuchin mở nhà phát chẩn cho người nghèo trong thời
kỳ Ðại Khủng Hoảng. Và cho đến ngày nay, sinh hoạt đó vẫn tiếp tục.
Vào năm 1946, vì
sức khỏe yếu kém, Cha Solanus được thuyên chuyển về đệ tử viện Capuchin ở
Huntington, bang Indiana, là nơi ngài sống cho đến năm 1956. Ngài từ trần ngày
31.7.1957 tại bệnh viện ở Detroit. Lời cuối cùng ngài thốt lên là: “Con phó
linh hồn con cho Chúa”. Người ta ước lượng khoảng 20.000 người đã đến viếng thi
hài của ngài, trước khi được mai táng trong nhà thờ Thánh Bonaventura ở
Detroit.
Vào năm 1960, một
tổ chức lấy tên Cha Solanus được thành lập ở Detroit để giúp đỡ chủng viện
Capuchin. Vào năm 1967, tổ chức này có đến 5.000 hội viên – mà nhiều người đã
từng được ngài khuyên bảo cũng như an ủi. Ngài được tuyên xưng Ðáng Kính vào
năm 1995.
Lời
Bàn
James Patrick
Derum, người viết tiểu sử Cha Solanus nói rằng, ngài kiệt quệ vì gánh nặng của
những người ngài phục vụ. “Ðã từ lâu, ngài hiểu rõ chân lý của lời Ðức Kitô là
tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, hệ tại ở hành động. Sống chân lý này một cách
nhiệt thành và liên tục, đã khiến ngài trở nên một con người tự do về tinh thần
– không bị nô lệ bởi những đam mê, bởi cái tôi, bởi lạc thú, và bởi sự than van
– để tự do phục vụ Thiên Chúa và đồng loại” (Người Giữ Cửa Nhà Thờ Thánh
Bonaventura, trang 199).
Lời
Trích
Trong một lá thư
gửi cho người em là Cha Maurice Casey, khi làm việc trong một bệnh xá gần
Baltimore và cảm thấy khó chịu với vị tuyên uý nhà thương này, Cha Solanus
viết: “Thiên Chúa đã có thể thiết lập Giáo Hội với sự trông coi của các thiên
thần, để không có gì sai trái hay khiếm khuyết. Nhưng Giáo Hội, như hiện nay,
bao gồm và dưới sự trông coi của những người tội lỗi tầm thường – kế vị ‘người
đánh cá tầm thường ở Galilê’ – thì ai có thể hồ nghi rằng, chính Giáo Hội là
một phép lạ vĩ đại?”
Trích
từ NguoiTinHuu.com
Ghi
chú:
Trung tâm mang tên
cha Solanus Casey được đặt tại: 1780 Mount Elliott Street, Detroit, MI 48207 | 313-579-2100
Địa chỉ website:http://www.solanuscenter.org/
Trung tâm Sonalus Casey tại Mỹ |
http://www.solanuscenter.org/
Chân thành cảm ơn độc giả đã đón xem!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét